Mất ngủ được xem là một trong những căn bệnh của thời đại, biểu hiện dưới nhiều dạng: khó đi ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ không ngủ giấc, tỉnh giấc thường xuyên với thời lượng dài hơn 30 phút. Các viện y tế ước tính rằng có hơn 30% dân số trên thế giới báo cáo về tình trạng mất ngủ thường xuyên, 11% báo cáo rằng mất ngủ gây ảnh hưởng đến hầu hết các khía cạnh của cuộc sống của họ.
Thấu hiểu được điều đó, King Koil gửi đến bạn đọc kiến thức tổng hợp về chứng mất ngủ và các biện pháp tự nhiên chống mất ngủ. Cùng tham khảo nhé!
Mất ngủ nguy hiểm như thế nào?
Trẻ nhỏ có thể dành đến 12 giờ 1 ngày để đi ngủ trong khi người trưởng thành dành khoảng 8 tiếng mỗi ngày, trung bình một người dành ⅓ cuộc đời cho giấc ngủ. Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao chúng ta phải ngủ nhiều đến thế?
Các báo cáo từ nhiều nơi trên thế giới liên tục chỉ ra tầm quan trọng của giấc ngủ với sức khỏe và tinh thần của con người. Trong khi chúng ta ngủ, bộ não vẫn tiếp tục làm việc để phục hồi cơ thể, sửa chữa các mô tổn thương, xử lý thông tin và lưu trữ ký ức. Để làm được việc này một cách tốt nhất, chúng ta bắt buộc phải đi ngủ và trải qua đầy đủ 4 giai đoạn của chu kỳ giấc ngủ, bao gồm: ngủ ru, ngủ nông, ngủ sâu và giai đoạn REM (giai đoạn chuyển động mắt nhanh). Chính vì thế, việc mất ngủ gây ra rất nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe .
Các biện pháp tự nhiên chống mất ngủ
Để có được hiệu quả cao và nhanh chóng nhất, bạn có thể kết hợp đồng thời nhiều biện pháp dưới đây:
1. Tập thể dục thể thao

Tăng cường sức khỏe là chìa khóa quan trọng để điều trị chứng mất ngủ. Năng lượng được đốt trong quá tập luyện khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi hơn và sẵn sàng đi ngủ vào cuối ngày. Đối với những người mắc chứng mất ngủ, bạn không nên tập thể dục quá sức. Chỉ nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để tránh hình thành chứng mất ngủ do tập thể dục quá độ. Bạn nên tập thể khoảng 4-5 giờ trước khi đi ngủ.
2. Sử dụng tinh dầu giúp ngủ ngon
Tinh dầu thiên nhiên là tinh chất được chiết xuất trực tiếp từ các phần của thảo mộc như hoa, rễ, thân,... và không thêm bất kỳ thành phần hóa học nào. Người ta thường ví tinh dầu như nhựa sống của thực vật, chứa các thành phần quý giá và tinh khiết của cây.
Không chỉ mang đến hương thơm dễ chịu cho không gian ngủ, tinh dầu còn có tác dụng thư giãn tinh thần và là biện pháp chữa chứng mất ngủ không dùng thuốc. Các loại tinh dầu có hiệu quả cao trong điều trị mất ngủ bao gồm hoa nhài, hoa cúc, trầm hương, kinh giới, oải hương. Bạn có thể xông hương tinh dầu trong phòng ngủ hoặc xức một ít giọt lên gối.
3. Thiền

Thiền có thể được xem như một liệu pháp tâm lý giúp điều trị chứng mất ngủ. Khi ngồi thiền, bạn sẽ biết cách bình tĩnh và bỏ qua những cảm xúc lo âu, nóng giận. Khi cơ thể đi vào trạng thái tĩnh tâm, tâm trí trở nên cân bằng hơn. Ngoài ra, thiền cũng được ghi nhận về hiệu quả điều hòa sinh lý và nhịp sinh học cơ thể. Thiền định cũng là biện pháp được các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị trong quá trình điều trị chứng mất ngủ.
4. Châm cứu
Khi châm cứu, các vùng có nhiều cơ hoặc huyệt trên cơ thể sẽ được bác sĩ dùng phép thủy châm để kích thích, giúp giải phóng các chất thúc đẩy giấc ngủ như serotonin, melatonin, tryptophan,... Đồng thời, việc xoa bóp, bấm huyệt cũng sẽ tác động trực tiếp lên các điểm cảm thụ của da và hệ thần kinh giúp cơ thể thư giãn và đem lại tác động tích cực đẩy lùi chứng mất ngủ.
5. Giữ tinh thần vui vẻ

Tâm trí con người có sức ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý, chẳng trách mà ông cha ta thường nói “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Giữ một tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, bỏ qua các phiền muộn lo âu sẽ là cách tốt nhất trong việc điều trị mất ngủ ban đêm.
6. Không dùng thiết bị điện tử trước giờ ngủ
Ánh sáng phát ra từ màn hình điện tử sẽ ức chế việc sản xuất ra hormone melatonin khiến bạn khó vào giấc. Với ai mắc chứng mất ngủ, bạn tuyệt đối hạn chế sử dụng máy tính, ipad, điện thoại trước giờ đi ngủ ít nhất là 1 tiếng.
7. Giữ không gian tối
Bên cạnh không sử dụng thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ, bạn cũng nên giữ cho không gian phòng ngủ đủ tối để kích thích não tiết ra hormone gây buồn ngủ melatonin.
8. Đeo tai chống ồn
Bên cạnh ánh sáng, âm thanh cũng là một yếu tố khiến chứng mất ngủ ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên giữ không gian tuyệt đối yên tĩnh. Đối với những gia đình có không gian nhỏ, không thể lọc âm thanh từ hàng xóm. xe chạy,... bạn có thể sử dụng tai nghe chống ồn khi đi ngủ.
9. Sử dụng đèn ánh sáng sinh học
Đèn ánh sáng sinh học được khuyến nghị đối với những ai mắc chứng mất ngủ do rối loạn đồng hồ sinh học như người hay di chuyển qua nhiều múi giờ (hiện tượng jetlag) hoặc người làm việc ca đêm. Đèn sinh học sẽ giúp bạn điều chỉnh lại nhịp sinh học, kích thích cơ thể buồn ngủ vào ban đêm và tỉnh táo vào ban ngày.
10. Không dùng chất gây nghiện và kích thích

Các chất chứa cafein và nicotin sẽ ức chế thần kinh và ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Chẳng hạn như rượu, mặc dù chúng có thể khiến bạn vào giấc nhanh hơn nhưng sau khi thức dậy, bạn sẽ bị mệt mỏi thay vì cảm thấy sảng khoái.
11. Nhất quán trong lịch trình ngủ
Hãy bắt đầu tập cho bản thân thức dậy và đi ngủ vào cùng một khung giờ chẳng hạn như 7 giờ sáng và 9 giờ tối, kể cả ngày cuối tuần. Bằng cách này, cơ thể bạn sẽ dần quen với lịch sinh hoạt mới và phát ra tín hiệu thức dậy - đi ngủ khi đến đúng giờ đó.
Nguồn: Sưu tầm